Lịch sử Nam Tống Nhà Tống

Kiến Viêm nam độ

Tượng Nhạc Phi tại Nhạc vương miếu, Hàng Châu.

Trong Tĩnh Khang chi biến, triều Kim bắt được nhiều tông thất của triều Tống, song Khang vương Triệu Cấu may mắn tránh được. Năm Tĩnh Khang thứ 2 (1127), Triệu Cấu từ khu vực Hà Bắc ngày nay đến bồi đô Nam Kinh Quy Đức phủ (nay là Thương Khâu, Hà Nam), tức vị, tức Tống Cao Tông, cải nguyên Kiến Viêm. Sau đó, Tống Cao Tông dời về phía nam, vượt Hoài HàTrường Giang, đến năm Kiến Viêm thứ 3 thì đổi Giang Ninh phủ thành Kiến Khang phủ (nay là Nam Kinh), xem là hành đô, gọi là "Đông Đô". Năm Thiệu Hưng thứ 1 (1131), thăng Hàng châu thành Lâm An phủ (nay là Hàng Châu), xem là "hành tại", đến năm Thiệu Hưng thứ 8 thì chính thức định Lâm An là hành đô, Kiến Khang đổi thành lưu đô.[tham 28] Triều Kim tiến quân về phía nam, trực tiếp uy hiếp Lâm An, Cao Tông không còn đường thoát, chỉ có thể theo đường biển đào tị, phiêu bạt tới bốn tháng tại duyên hải Ôn châu. Do ở phương nam ẩm ướt sông ngòi dọc ngang, cộng thêm quân dân Nam Tống tích cực kháng chiến, chủ soái quân Kim là Ngột Truật quyết định triệt binh về bắc. Khi triệt thoái đến Trấn Giang, quân Kim bị tướng Tống Hàn Thế Trung cắt đứt đường lui, bị buộc phải tiến vào Hoàng Thiên Đãng. Quân Tống dùng binh lực chỉ tám nghìn mà vây khốn quân Kim đông tới mười vạn, sau 48 ngày bế tắc, cuối cùng quân Kim dùng hỏa công mới mở được lối thoát để triệt thoái, trên đường còn bị Nhạc Phi đả bại tại Kiến Khang, từ đó không dám vượt Trường Giang.[tham 29]

Bản đồ Nam Tống, Kim, Tây Hạ, Tây Liêu, Đại Lý vào năm 1141.

Trong "Trung Hưng tứ tướng" của Nam Tống, nổi danh nhất là Nhạc Phi. Thông qua Bắc phạt, Nam Tống chiếm lĩnh một phần lãnh thổ của chính quyền Đại Tề do Kim đứng sau. Tống Cao Tông do nhiều nguyên nhân nên một lòng nghị hòa, cuối cùng không hợp với ý tưởng Bắc phạt của Nhạc Phi. Năm 1138, Tống và Kim lần đầu nghị hòa, Nam Tống dùng đầu hàng ngoại giao để thu hồi Hà Nam và Thiểm Tây. Năm Thiệu Hưng thứ 10 (1140), triều Kim xé bỏ hòa nghị, nhanh chóng công hạ Hà Nam và Thiểm Tây, đồng thời thâm nhập về phía nam. Do quân dân triều Tống tích cực kháng chiến, quân Kim cuối cùng đều thất bại khi tiến công Xuyên Thiểm, Lưỡng Hoài. Tháng bảy, tướng Kim là Ngột Truật thấy bất lợi khi tiến công về phía nam, chuyển sang tiến công Yển Thành, bị Nhạc Phi đả bại, lại chuyển sang tiến công Dĩnh Xương song cũng bại trước Nhạc Phi. Nhạc gia quân thừa thắng truy kích, từng đánh tới trấn Chu Tiên cách Khai Phong gần 45 dặm, Ngột Truật đào thoát khỏi Khai Phong, nghĩa quân các địa phương phương bắc lần lượt hưởng ứng. Đúng lúc này, Tống Cao Tông liên tiếp hạ 12 đạo kim bài thôi thúc Nhạc Phi đem quân về. Tháng mười một năm Thiệu Hưng thứ 11 (1141), Tống và Kim thông qua thư tín đạt thành "Thiệu Hưng hòa nghị", hai bên lấy Hoài Thủy-Đại tán Quan (nay thuộc Bảo Kê, Thiểm Tây) làm biên giới.[tham 30] Tống cắt nhượng Đường châu, Đặng châu và hơn một nửa Thương châu, Tần châu do Nhạc Phi chiếm lĩnh, mỗi năm Tống tiến cống Kim 25 vạn lượng bạc, 25 vạn xấp lụa. Đêm trừ tịch cuối tháng chạp (27 tháng 1 năm 1142), Tống Cao Tông và Tần Cối dùng tội danh "mạc thu hữu" để giết Nhạc Phi cùng con là Nhạc Vân và bộ tướng Trương Hiến tại Lâm An. Thực hiện "Thiệu Hưng hòa nghị", linh cữu của sinh phụ Tống Cao Tông là Tống Huy Tông và sinh mẫu được đưa về Nam Tống.

Tống Cao Tông nhiệm dụng Tần Cối làm thừa tướng, Tần Cối trong những năm Tĩnh Khang từng chủ trương kháng Kim, sau bị người Kim bắt. Tháng mười năm Kiến Viêm thứ 4 (1130), Tần Cối về nam, ông theo chính sách đầu hàng, rất hợp với ý của Cao Tông. Tần Cối về Nam Tống gần ba tháng thì được phong làm phó tể tướng, sau tám tháng thì trở thành hữu thừa tướng. Do Tần Cối hết sức đề xướng "nam tự nam, bắc tự bắc"[chú thích 1], mâu thuẫn với Cao Tông[chú thích 2], nên sau một năm thì bị Cao Tông bãi miễn. Sau khi bị bãi chức tể tướng, Tần Cối ẩn mình, xem xét tình hình để hành động. Tháng năm năm Thiệu Hưng thứ 8 (1138), Tống Cao Tông lại bổ nhiệm Tần Cối làm hữu thừa tướng. Sau đó, Tần Cối bách hại các quan viên có ý kiến bất đồng với mình, liên hôn với ngoại thích, kết giao nội thần. Sau này, Tần Cối có quyền thế cực lớn, khiến Tống Cao Tông cảnh giác. Tống Cao Tông đích thân hạ lệnh, khiến cháu nội của Tần Cối mất chức trạng nguyên, quyền thế của Tần Cối dần giảm đi. Năm Thiệu Hưng thứ 25 (1155), Tần Cối bệnh trọng, trù tính để con kế thừa chức thừa tướng, song bị Tống Cao Tông phủ quyết, không lâu sau thì mất.[tham 31]

Thiên an Nam Giang

Tống Hiếu Tông Triệu Thận.

Sau khi Tần Cối từ trần, Tống Cao Tông một mặt đả kích dư đảng của Tần Cối, một mặt trọng dụng quan viên phái chủ hòa. Tống Cao Tông không có năng lực sinh dục, do vậy ông chọn tuyển chọn người kế thừa trong số hai hậu duệ nổi bật của Tống Thái Tổ là Triệu Viện và Triệu Cừ, Triệu Viện giành thắng lợi. Năm Thiệu Hưng thứ 32 (1162), Triệu Viện được lập làm thái tử, đồng thời đổi tên thành Triệu Thận. Năm Thiệu Hưng thứ 31 (1161), Hoàng Đế Hoàn Nhan Lượng của Kim tiến hành xâm chiếm phương nam, bị Ngu Doãn Văn đánh lui trong trận Thái Thạch. Lúc này triều Kim phát sinh nội loạn, Hoàn Nhan Lượng bị giết, quân Kim về bắc. Sự kiện này khiến Tống Cao Tông nảy sinh ý muốn thoái vị, đến tháng 6 năm Thiệu Hưng thứ 32, Tống Cao Tông hạ chiếu thoái vị, Thái tử Triệu Thận kế vị, tức là Tống Hiếu Tông. Tống Cao Tông tự xưng là Thái thượng hoàng, cư trú tại Đức Thọ cung, sau đó hết sức hưởng lạc, hoang phí. Ngày tám tháng 10 năm Thuần Hi thứ 12 (1187), Tống Cao Tông từ trần.[tham 32]

Sau khi Tống Hiếu Tông tức vị, ông tiến hành cải cách triều chính, hết lức nỗ lực khôi phục, triều Tống tiến vào thời kỳ tương đối phục hưng, Tống Hiếu Tống giải oan cho Nhạc Phi, bắt đầu sử dụng nhân sĩ phái chủ chiến, một lòng muốn chiếm lĩnh Trung Nguyên. Tháng tư năm Long Hưng thứ 1 (1163), Tống Hiếu Tông lệnh Lý Hiển Trung, Triệu Hoành Uyên xuất binh Bắc phạt, Bắc phạt từng thu được thắng lợi, song do tướng lĩnh bất hòa cộng thêm tư tưởng khinh địch, cuối cùng thất bại. Sau đó, Tống Hiếu Tông bất đắc dĩ hòa đàm với Kim, vào tháng 12 năm Long Hưng thứ 2 (1164) thì hai bên chính thức ký kết hòa nghị, sử gọi là "Long Hưng hòa nghị". Tuy nhiên, Tống Hiếu Tông không mất ý chí khôi phục Trung Nguyên, tiếp tục chỉnh đốn quân bị. Tuy nhiên, do nhóm tướng lĩnh chủ chiến bao gồm Ngu Doãn Văn từ trần, sự nghiệp Bắc phạt dang dở. Trên phương diện nội chính, Tống Hiếu Tông tích cực chỉnh đốn lại trị, trừ bỏ quan yếu kém, trừng trị tham ô, tăng cường tập quyền, trọng thị sản xuất nông nghiệp. Xét về tổng thể, tình hình nội chính triều Tống có sự thay đổi. Sau khi Tống Cao Tông mất, Tống Hiếu Tông ngày càng lãnh đạm với chính trị, cuối cùng quyết định nhượng vị cho con là Triệu Đôn vào năm 1189, tức là Tống Quang Tông. Tống Quang Tông kế vị không lâu thì mắc bệnh về tinh thần, hết sức bất kính với Hiếu Tông. Tháng bảy năm Thiệu Hi thứ 5 (1194), Hiếu Tông từ trần.[tham 33]

Quang Tông có tính hay nghi kị, hết sức không tín nhiệm đại thần dưới triều Hiếu Tông, do vậy hai năm sau khi kế vị ngày càng điên loạn. Sau khi Hiếu Tông từ trần vào tháng 7 năm Thiệu Hy thứ 2, Tống Quang Tông không phục táng. Trong thành Lâm An hết sức hỗn loạn, cục thế bất ổn. Thành viên hoàng thất Tống là Triệu Nhữ NguTriệu Ngạn Du bí mật mưu tính lập quân chủ mới. Cuối cùng, Thái hoàng thái hậu hạ chiếu, Quang Tông được tôn làm Thái thượng hoàng. Năm 1195, con trai Quang Tông là Triệu Khoách kế vị, tức là Tống Ninh Tông, Quang Tông từ trần sáu năm sau đó. Sách sử viết rằng Tống Ninh Tông "bất tuệ", trí lực thấp kém. Triều đình của Tống Ninh Tông bị hai quyền thần là Hàn Thác TrụSử Di Viễn khống chế.[tham 34]

Nội ưu ngoại hoạn

Tống Lý Tông Triệu Quân

Đầu thời Tống Ninh Tông, Triệu Nhữ Ngu nhậm chức tể tướng, người này về chính trị vốn giữ gìn khí tiết tốt đẹp. Tuy nhiên, do thành viên hoàng thất nhậm chức tể tướng không hợp phép tắc từ trước, lại thêm Hàn Thác Trụ khích động, nên cuối cũng bị bãi chức tể tướng. Tuy nhiên, dân gian Nam Tống vẫn hết sức hoài niệm Triệu Ngữ Ngu, mỗi ngày trên cửa thành Lâm An đều có thơ văn điệu niệm. Nhằm triệt để thanh trừ ảnh hưởng của Triệu Nhữ Ngu, Hàn Thác Trụ mượn danh nghĩa học thuật, gây ra "Khánh Nguyên đảng cấm", đem lý học gọi là "ngụy học". Đương thời, đại thần lý học trong triều đại đa số phản đối Hàn Thác Trụ, Hàn Thác Trụ do đó tống khứ toàn bộ nhóm sĩ đại phu này khỏi triều đình. Khoảng năm Kháng Nguyên thứ 6 (1200), Hàn Thác Trụ thấy lý học đã không còn là mối uy hiếp, nên giải trừ đảng cấm. Đảng cấm không được lòng người, nhằm lung lạc sĩ nhân, Hàn Thác Trụ còn mượn danh nghĩa Bắc phạt để mê hoặc lòng người.[tham 35] Năm Khai Hy thứ 2 (1206), Hàn Thác Trụ thiếu thận trọng tiến hành "Khai Hy bắc phạt", kết quả nhanh chóng thất bại. Thất bại của Bắc phạt khiến Hàn Thác Trụ trở thành mục tiêu bị công kích, địch thủ chính trị của Hàn Thác Trụ là Sử Di Viễn nhân cơ hội này cùng phái chủ hòa và phái phản đối Hàn Thác Trụ kết thành liên minh, triều Kim cũng yêu cầu giết Hàn Thác Trụ làm một điều kiện hòa đàm. Ngày ba tháng 11 năm Khai Hy thứ 3 (1207), nhóm Sử Di Viễn ngụy tạo mật chỉ, giết chết Hàn Thác Trụcầu Lục Bộ, từ đó bắt đầu thời kỳ Sử Di Viễn chuyên chính. Sử Di Viễn và Dương hoàng hậu câu kết nắm hết đại quyền.[tham 36]

Tống Ninh Tông vốn có tám hoàng tử, song đều chết yểu, do vậy lập Triệu Hoành-con của em họ là Nghi vương- làm thái tử. Triệu Hoành hết sức bất mãn trước việc Sử Di Viễn chuyên chính, do vậy Sử Di Viễn phế ngôi thái tử của Triệu Hoành, cải lập một thành viên xa trong hoàng tộc là Triệu Quân (Tống Lý Tông sau này) làm người kế thừa hoàng vị. Ngày ba tháng tám nhuận năm Gia Định thứ 11 (1224), Tống Ninh Tông từ trần, Triệu Quân kế vị, tức là Tống Lý Tông. Sau đó, Sử Di Viễn tiếp tục chuyên chính, Tống Lý Tông thi hành sách lược ẩn mình chờ thời. Tháng mười năm Thiệu Định thứ 6 (1233), Sử Di Viễn từ trần, Tống Lý Tông cuối cùng thoát khỏi bóng của Sử Di Viễn, sang năm sau cải niên hiệu thành Đoan Bình, thực thi một loạt cải cách, sử gọi là "Đoan Bình canh hóa". Tống Lý Tông bài xích triệt để cựu đảng của Sử Di Viễn, triều chính từng có biến đổi. Đương thời, triều Kim từng bước diệt vong trước đế quốc Mông Cổ, chính sách đối ngoại trong triều đình Tống phân thành hai phái, một phái nhận định nên liên Mông kháng Kim, phái còn lại lấy đạo lý môi hở răng lạnh và kinh nghiệm từ "Hải thượng chi minh", chủ trương viện Kim kháng Mông, biến Kim thành tường che chắn cho Nam Tống.[tham 37]

Tháng chạp năm Thiệu Định thứ 5 (1232), Mông Cổ khiển sử thương nghị về việc Tống và Mông hợp tác giáp kích triều Kim, do chủ lực của triều Kim đã bị Mông Cổ diệt hết trong trận Tam Phong Sơn, nguy cơ vong quốc hiện rõ, đại thần đương triều của Tống đại đa số tán đồng liên Mông kháng Kim, chỉ có Triệu Phạm phản đối. Tống Lý Tông đáp ứng yêu cầu của Mông Cổ, Mông Cổ bằng lòng rằng sau khi diệt Kim sẽ đem Hà Nam giao cho Tống. Tuy nhiên, đây chỉ là hiệp định bằng miệng chứ không lưu thành văn kiện, gây nên hậu hoạn. Kim Ai Tông biết tin, cũng phái sứ tiết đến Tống trình bày lợi hại, hy vọng liên hiệp kháng Mông, song bị Tống Lý Tông cự tuyệt. Tống Lý Tông nhiệm mệnh Sử Tung Chi chủ quản công việc diệt Kim. Năm Thiệu Định thứ 6 (1233), quân Tống đánh chiếm Đặng châu. Năm Đoan Bình thứ 1 (1234), Thái châu bị chiếm, triều Kim diệt vong. Tướng Tống là Mạnh Củng đem di cốt của Kim Ai Tông về Lâm An, Tống Lý Tông lệnh đem di cốt đó tế cáo tại Thái miếu[tham 38], rồi sau đó giam tại Đại Lý tự để tượng trưng cho mối hận Tĩnh Khang của nhà Tống đã được rửa.

Kháng cự Mông Cổ

Bậc đá tại Điếu Ngư thành tại Hợp Xuyên.

Sau khi triều Kim diệt vong, quân Mông Cổ triệt thoái về phía bắc, Hà Nam trống không, Tống Lý Tông có ý đồ chiếm cứ Đồng Quan, Hoàng Hà, thu phục Tam Kinh (Đông Kinh Khai Phong, Tây Kinh Lạc Dương, Nam Kinh Quy Đức), quang phục Trung Nguyên. Tháng năm năm Đoan Bình thứ 1 (1234), Tống Lý Tông nhiệm mệnh Triệu Quỳ làm chủ soái, Toàn Tử Tài làm tiên phong, hạ chiếu xuất binh đến Hà Nam. Ngày mười hai tháng sáu, Toàn Tử Tài thu phục Nam Kinh. Ngày năm tháng bảy, quân Tống tiến trú Khai Phong. Tuy nhiên, do lương thảo không đủ nên lỡ thời cơ, khi tiến công Lạc Dương bị quân Mông Cổ phục kích, tổn thất nghiêm trọng. Các lộ quân Tống toàn tuyến chiến bại và triệt thoái. "Đoan Bình nhập Lạc" thất bại, Tống do chiến dịch này mà tổn thất nghiêm trọng, lãng phí một lượng lớn tinh binh và vật tư, tạo cớ cho Mông Cổ xâm chiếm Tống sau này. Sau "Đoan Bình nhập Lạc", Tống Lý Tông sao lãng chính sự, đắm chìm trong hưởng lạc, triều chính đại hoại.[tham 39]

Năm Đoan Bình thứ 2 (1235), ba lộ quân Mông Cổ phân biệt xâm nhập Xuyên Thiểm Tứ lộ, Kinh Hồ Bắc Lộ và Hoài Nam Tây lộ, song đều bị đánh lui. Quân Mông không cam tâm, đến tháng 9 năm sau và năm tiếp đó lại phân thành ba lộ xâm nhập phương nam, quân tiền phong tiếp cận bờ bắc Trường Giang. Do quân Tống nỗ lực tác chiến, đả bại quân Mông, hơn một lần bẽ gẫy mưu tính của quân Mông là chiếm lĩnh Xuyên Thiểm Tứ lộ để vượt Trường Giang nam hạ. Sau đó, quân dân Tống dưới quyền chỉ huy của các tướng lĩnh kháng Mông như Vương Kiên, Mạnh Củng nhiều lần đánh bại quân Mông, khiến họ buộc phải đi đường vòng. Năm Khai Khánh thứ 1 (1259), Đại hãn của Mông Cổ là Mông Kha khi chinh chiến tại Hợp châu bị trúng tên của quân Tống rồi tử thương. Em trai Mông Kha là Hốt Tất Liệt đang giao chiến với quân Tống tại Ngạc châu, khi biết tin Mông Kha tử vong và em là A Lý Bất Ca chuẩn bị xưng hãn tại Hòa Lâm (Karakorum), quyết định chuẩn bị triệt quân để tranh ngôi đại hãn, quyền thần triều Tống là Giả Tự Đạo nhân cơ hội này cùng Hốt Tất Liệt nghị hòa, nhằm bảo đảm hòa bình. Hốt Tất Liệt trở về phương bắc tự lập làm hãn.[tham 39]

Hai hoàng tử của Tống Lý Tông chết yểu, do vậy chọn con của em trai tên Triệu Dữ Nhuế là Triệu Kì làm hoàng tử. Do mẹ của Triệu Kì trong thời gian mang thai từng uống thảo dược phá thai, do vậy Triệu Kỳ sinh thiếu tháng. Tháng 6 năm Cảnh Định thứ 1 (1260), Tống Lý Tông hạ chiếu lập Triệu Kỳ làm thái tử. Ngày hai mươi sáu tháng 12 năm Cảnh Định thứ 5 (1264), Tống Lý Tông từ trần, Triệu Kì kế vị, tức là Tống Độ Tông. Sau khi kế vị, Tống Độ Tông không quản triều chính, Hữu thừa tướng Giả Tự Đạo do vậy chuyên quyền. Giả Tự Đạo kết đảng mưu tư lợi, bài xích những người bất đồng với mình, suốt ngày trong biệt thự tại Cát Lĩnh cùng thê thiếp nô đùa, do ông thích đấu dế, nên người đời gọi ông là "Tất suất tể tướng", tức tể tướng dế. Giả Tự Đạo cấm chỉ báo tin chiến sự cho Tống Độ Tông. Tương Dương, Phàn Thành sau ba năm bị vây thì Tống Độ Tông mới biết được. Năm Hàm Thuần thứ 7 (1271), Hốt Tất Liệt tại Đại Đô (nay là Bắc Kinh) kiến quốc, hiệu là "Đại Nguyên", kiến lập triều Nguyên. Ngày chín tháng 7 năm Hàm Thuần thứ 10 (12 tháng 8 năm 1274), Tống Độ Tông từ trần ở tuổi 35.[tham 39]

Hải chiến Nhai Môn, nhà Tống diệt vong

Sau khi Tống Độ Tông từ trần, hoàng tử Triệu Hiển kế vị khi mới 4 tuổi, tức là Tống Cung Đế, triều Tống đương thời đã tiến vào trạng thái nguy ngập khi không chặn nổi đà tấn công của quân Nguyên.

Ngày 14 tháng 3 năm 1273, Tương Phàn thất thủ, tướng Lã Văn Hoán sau 6 năm cố thủ đã dâng thành đầu hàng quân Nguyên sau khi không còn cơ hội nhận được chi viện từ triều đình. Mùa xuân năm Đức Hựu thứ 1 (1275), quân Nguyên công chiếm các trọng trấn về quân sự là An KhánhTrì Châu, uy hiếp Kiến Khang, phòng tuyến Trường Giang tan vỡ. Triều đình Tống hết sức kinh hãi, các giới đều hy vọng Giả Tự Đạo có thể xuất chinh, kết quả quân Tống đại bại, Giả Tự Đạo bị giáng chức, trên đường đi nhậm chức thì bị Trịnh Hổ Thần sát hại. Ngày hai mươi tháng 11 năm Đức Hựu thứ 1, Thường Châu bị chiếm, quân Nguyên tàn sát người trong thành. Không lâu sau, tin Bình Giang bị chiếm cũng đến, người Lâm An lo sợ. Tháng giêng năm Đức Hựu thứ 2 (1276), thành Lâm An cử hành nghi thức thụ hàng ngày 4 tháng 2 năm 1276 - tròn 316 năm ngày nhà Tống thành lập. Tống Cung Đế thoái vị, Nam Tống mất. Tuy nhiên, anh của Tống Cung Đế là Triệu Thị và em là Triệu Bính được một số đại thần trung thần bảo vệ chạy thoát khỏi Lâm An.[tham 40]

Triệu Thị tức vị tại Phúc Châu, tức là Tống Đoan Tông, cải niên hiệu là Cảnh Viêm (1276). Tuy nhiên, nội bộ triều đình đấu tranh không ngừng, vào tháng 11 năm Cảnh Viêm thứ 1, quân Nguyên tới sát Phúc Châu. Ngày mười lăm tháng mười một, các đại thần là Trần Nghi Trung, tướng Trương Thế Kiệt hộ tống Triệu Thị và Triệu Bính đi thuyền về phía nam. Mùa xuân năm Cảnh Viêm thứ 3 (1278), tiểu triều đình đến Lôi Châu. Ngày 15 tháng tháng tư, Triệu Thị từ trần khi gần 11 tuổi, thừa tướng Lục Tú Phu và quần thần tôn Triệu Bính làm hoàng đế, cải niên hiệu thành Tường Hưng (1278). Đến khi Lôi Châu thất thủ trước quân Nguyên, tiểu triều đình dời sang Nhai Sơn (nay thuộc Giang Môn, Quảng Đông). Tướng lĩnh quân Nguyên là Trương Hoằng Phạm lãnh quân truy kích, phát động tổng công kích Nhai Sơn, quân Tống chiến đấu thất bại, toàn tuyến thất bại, sử gọi là hải chiến Nhai Sơn. Thừa tướng Lục Tú Phu cõng Triệu Bỉnh nhảy xuống biển tuẫn tiết vì nước, hơn 800 thành viên hoàng tộc Tống cũng nhảy xuống biển tự vẫn, đến đây thế lực hoàng tộc triều Tống bị tiêu diệt triệt để.[tham 41]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nhà Tống http://www.confucianism.com.cn/html/wenxue/1348450... http://www.cenet.org.cn/cn/CEAC/2005in/jjs008.doc http://www.art-and-archaeology.com/timelines/china... http://books.google.com/books?id=BxH0PqdGTVUC&pg=R... http://www.lunwentianxia.com/product.free.4452120.... http://www.xabusiness.com/china-resources/song-lia... http://www.artsmia.org/art-of-asia/history/dynasty... http://www.bcps.org/offices/lis/models/chinahist/s... http://www.chinaheritagequarterly.org/features.php... //dx.doi.org/10.1163%2F156852001753731033